Tính toán dung lượng tủ bù

Cấu tạo của tủ tụ bù :

Tủ tụ bù cấu tạo gồm 4 phần chính như sau:

  1. Tụ bù
  2. Thiết bị đóng cắt ( Khởi động từ, MCCB or ACB)
  3. Bộ điều khiển đóng cắt tủ bù ( bộ điều khiển cosphi)
  4. Vỏ tủ điện và phụ kiện.
cấu tạo tủ tụ bù
Nguyên lý hoạt động, đấu nối của tủ tụ bù

Nguyên lý hoạt động:

Trong tủ tụ bù các tụ điện được mắc song song với nhau và được điều khiển bởi bộ điều khiển tụ bù thông qua khởi động từ (contactor) để đóng và tách tụ bù trong hệ thống điện.

  • Bộ điều khiển tụ bù đo đạt hệ số công suất (cosphi) và đóng các cấp tụ vào để đạt hệ số công suất đã cài đặt (thông thường 0.92 – 0.98).
  • Khi hệ thống giảm tải bộ điều khiển sẽ điều khiển nhả các cấp tụ, duy trì hệ số công suất.

Cách tính toán dung lượng tủ tụ bù

Cách tính dựa trên công suất trạm biến áp, cho xưởng mới:
Thông thường công suất tủ bù chọn từ 0.5 đến 0.75 công suất định mức của hệ thống hoặc công suất trạm biến áp.
VD: Trạm biến áp 400KVA nên chọn tủ bù 200-250Kvar là phù hợp.

Để tính toán tủ bù cho nhà máy đã hoạt động, trước tiên ta cần tìm hiểu về công suất, trong hệ thống điện có 3 loại công suất đó là :

  1. Công suất hữu công P (KW) – Sinh ra KWh tính tiền điện
  2. Công suất vô công Q (KVAR) – Sinh ra Kvarh không tính tiền điện
  3. Công suất biểu kiến S (KVA) = P + jQ, công suất định mức cho hệ thống. (Công suất này dùng để tính toán dòng điện trên dây dẫn, công suất máy biến áp).

Như ta thấy, nếu phần công suất vô công Q Kvar cao sẽ không tăng Kwh (tiền điện) nhưng làm cho công suất KVA tăng cao, tổn hao tài nguyên, tăng dòng điện dẫn đến tổn hao nhiệt trên dây dẫn.

Hơn nữa điện lực yêu cầu Q < ~0.45*P hay cosphi >0.9, vậy nên việc giảm Q là cần thiết.

Thông thường trong hệ thống điện Q có tính cảm (ngược với tụ điện có tính dung). Nên tụ bù được cung cấp vào để triệt tiêu Q cảm, giúp giảm Q tổng => tăng cosphi.

Dưới đây là bảng tra để tính toán dung lượng tụ bù nhanh nhất.

Bảng tra dung lượng cần bù (K)

Dựa vào bảng này chúng ta tra được dung lượng cần bù. Qb = K* P
Trong đó: Qb là dung lượng cần bù Kvar, K là hẹ số nhân, P là công suất hiện tại của nhà máy KW.

Cosphi1 = hệ số cosphi hiện tại của nhà máy ( Xem trên hoá đơn tiền điện).
Cosphi2 = hệ số cosphi mong muốn (thông thường 0.95).
Hệ số K = giao nhau giữa cosphi1 và cosphi2 trên bảng tra.
VD: Ta có công suất nhà máy 200KW, hệ số cosphi hiện tại cosphi1 = 0.75, mong muốn nâng hệ số cosphi lên 0.95 cosphi2 =0.95. Tra bảng được hệ số K = 0.55

Vậy công suất cần bù Qb = 0.55*200 = 110Kvar
Dựa vào bảng tra có thể tính được dung lượng cần bù cho hệ thống một cách nhanh chóng.

Tủ tụ bù lắp ráp bởi công ty chúng tôi

Công suất tủ bù Qb (kvar)Số cấp bùCác loại tụ bù Chi tiết tủ bù
30Kvar3SinoTủ tụ bù 3P 380V – 440V
40Kvar4MikroDung lượng tuỳ chọn phù hợp với từng hệ thống
50kvar5Epcos– Thiết bị đóng cắt: LS, Mitubishi/Theo yêu cầu
60kvar4,6Ducati– Bộ điều khiển SK, Mikro / Theo yêu cầu
80kvar4,6Enerlux– Vỏ tủ điện trong nhà/ ngoài trời / theo yêu cầu
100kvar4,6Samwha– Tụ bù lựa chọn hoặc theo yêu cầu KH
120kvar4,6Shizuki– Thiết kế số cấp bù theo đặc tính tải của quý khách
150kvar5,6Elco– Phí lắp đặt: Theo từng vị tri cụ thể, liên hệ để có báo giá chính xác.
200Kvar6SinoQuy trình lắp đặt tủ bù.
240Kvar6Miko– Nhận yều cầu từ khách hàng
300Kvar6Epcos– Khảo sát nếu cần thiết
400Kvar6,8Sino– Tư vấn/ báo giá tủ tụ bù
500Kvar8,12Shizuki– Khách hàng xác nhận
600Kvar8,12Schneider– Lắp ráp tủ
750Kvar12Sino– Giao hàng / lắp đặt
1000Kvar12Epcos– Thời gian bảo hành: 12 – 18 tháng
1200Kvar12Ducati– Thời gian giao hàng: 1-7 ngày tuỳ vào loại tủ. thông thường 3 ngày.
1500Kvar14Sino– Cam kết chất lượng và đảm bảo hệ số công suất cho quý khách.
Lắp đặt tủ bù cho hệ nlmt
Sản xuất lắp đặt tủ bù cho hệ thống NLMT

lắp đặt tủ tụ bù
Hình ảnh: Lắp đặt tủ tụ bù
tủ tụ bù lắp sẵn
Tủ tụ bù 300kvar

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về tủ tụ bù.

Call Now Button